Giới Thiệu

Giới Thiệu

         Sứ mạng

Trường Cao đẳng nghề Cơ giới và Thuỷ lợi là cơ sở đào tạo nghề đảm bảo chất lượng và uy tín đối với xã hội, thực hiện nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ, có đủ năng lực để hội nhập khu vực và quốc tế, góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

         Tầm nhìn

Phấn đấu xây dựng Trường Cao đẳng nghề Cơ giới và Thuỷ lợi đến năm 2020 trở thành trường chất lượng cao, đào tạo nghề có uy tín của vùng Đông nam bộ Việt nam, trong đó tối thiểu có 03 nghề đạt cấp độ quốc tế và 04 nghề đạt được quy hoạch cấp độ khu vực ASEAN. Đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cao, đa cấp, đa ngành, đa dạng hoá các loại hình đào tạo, trong đó đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực cơ khí, công nghệ ôtô, điện – điện tử và vận hành máy thi công nền là trọng điểm, tạo dựng được thương hiệu, mở rộng quan hệ hợp tác và cạnh tranh bình đẳng với các trường trong vùng, trong cả nước.

       Mục tiêu

Phấn đấu đến năm 2020 trở thành trường đào tạo nghề xanh – chất lượng cao theo quyết định QĐ-761/TTg ngày 23 tháng 5 năm 2014 của Thủ tướng chính phủ.

       Nhiệm vụ

1. Đào tạo nhân lực ở các trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề của Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

2. Đào tạo trung cấp chuyên nghiệp các ngành kỹ thuật và kinh tế.

3. Tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quyết định 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ Tướng Chính Phủ; Đào tạon guồn nhân lực phục vụ cho xây dựng nông thôn mới; Bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động theo yêu cầu của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và người lao động; Tham gia phổ cập nghề cho người lao động, dạy kỹ thuật cho học sinh phổ thông.

4. Tổ chức nghiên cứu khoa học; Ứng dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ; Gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo; Thực Hiện sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khoa học, kỹ thuật theo quy định của pháp luật.

5. Liên doanh, liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, kinh doanh trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân, gia đình người học nghề trong hoạt động dạy nghề; phối hợp với chính quền địa phương, các tổ chức chính trị – xã hội trong việc đào tạo nhân lực cho địa phương và cho vùng.

6. Tổ chức xây dựng, duyệt và thực hiện các chương trình đào tạo, giáo trình, học liệu dạy nghề đối với nhành nghề được phép đào tạo.

7. Tổ chức tuyển sinh, dạy và học; thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng, chứng chỉ nghề theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

8. Đăng ký, tổ chức triển khai kiểm định chất lượng đào tạo và chịu sự quản lý chất lượng của cơ quan kiểm định chất lượng đào tạo.

9. Quản lý cán bộ, công chức, viên chức, tài sản, đất đai và nguồn lực khác của trường theo quy định của pháp luật và phân cấp thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

10. Công khai cam kết của trường về chất lượng đào tạo, chất lượng đào tạo thực tế của trường và các điều kiện đảm bảo chất lượng, về thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và thu, chi tài chính hằng năm.

11. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao theo quy định của pháp luật.

Video Clip